Cũng giống như hầu hết các vấn đề về răng miệng, chứng bệnh vàng lưỡi thường gặp ở những người không tuân theo chế độ vệ sinh răng miệng hợp lý.
Lưỡi là một khối cơ linh hoạt nhất trong cơ thể con người, là cơ quan cảm giác giúp chúng ta cảm nhận được mùi vị và kết cấu của các loại thức ăn. Lưỡi cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát âm. Được bao phủ bởi một lớp dịch nhầy màu hồng được gọi là niêm mạc, lưỡi có kết cấu hơi sần sùi là do sự tồn tại của các hạt sần nhỏ được gọi là “gai lưỡi”. Các hạt sần này được phân chia thành các loại: gai hình nấm, gai hình lá, gai hình chỉ, gai có rãnh. Chúng ta có thể nhận biết được mùi vị là do các tế bào cảm nhận vị giác đặc biệt nằm trên bề mặt của các “gai lưỡi”.
Mặc dù khi tiết nước bọt liên tục cũng sẽ hạn chế được các tác nhân gây bệnh nhưng đối với những người không chú ý đến vấn đề vệ sinh răng miệng thường bị mắc các bệnh lý liên quan đến lưỡi. Bình thường thì lưỡi có màu hồng, còn khi trên lưỡi xuất hiện các đốm màu đen, trắng hay vàng thì có thể lưỡi đã bị nhiễm trùng hoặc các bệnh khác. Thông thường, sự thay đổi màu sắc của lưỡi là do ảnh hưởng của việc vệ sinh răng miệng kém.
Dưới đây là một số lý do khiến cho lưỡi của bạn bị vàng.
Vệ sinh răng miệng kém
Đối với những người tuân thủ theo các nguyên tắc vệ sinh răng miệng tốt thì lưỡi ít bị vàng hơn so với những người khác. Trong khi đánh răng và dùng chỉ tơ nha khoa để giữ răng chắc khoẻ thì việc dùng dụng cụ làm sạch lưỡi lại giúp ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn trên lưỡi. Sự tích tụ vi khuẩn thường xảy ra khi thức ăn bị dắt vào kẽ răng. Sử dụng dụng cụ làm sạch lưỡi chắc chắn sẽ giúp ngăn ngừa sự tích tụ vi khuẩn nhưng cũng không cần phải cạo lưỡi quá mạnh.
Viêm “gai lưỡi”
Khi bạn sử dụng những đồ uống nóng hoặc những loại thực phẩm cứng có thể làm ảnh hưởng tới niêm mạc lưỡi. Uống quá nhiều đồ uống có chứa caffein hoặc uống ít nước sẽ dẫn đến khô miệng. Tiết nước bọt liên tục sẽ giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, do vậy khi khô miệng sẽ làm tăng tích tụ vi khuẩn và có thể gây ra những thay đổi màu sắc của lưỡi. Uống quá nhiều rượu, hút thuốc lá, sử dụng lâu dài một số loại thuốc cũng có thể gây khô miệng và làm thay đổi màu sắc và kết cấu của lưỡi.
Lưỡi mọc lông đen
Ở một số trường hợp, lưỡi vàng có thể là những dấu hiệu ban đầu của bệnh lưỡi mọc lông đen. Những người bị mắc chứng bệnh này sẽ bị tưa lưỡi và đen lưỡi. Lý do của sự thay đổi về màu sắc và cấu trúc của lưỡi này là do sự phát triển quá mức của vi khuẩn trong miệng. Cấu trúc lưỡi thay đổi là so các “gai lưỡi” phát triển giống như sợi lông. Màu sắc lưỡi thay đổi là vì sự tích tụ của vi khuẩn hoặc nấm trên các gai lưỡi”.
Màu sắc của lưỡi cũng có thể chuyển từ hồng sang vàng, nâu, xanh… là do sắc tố của đồ uống hoặc thức ăn. Khô miệng, thở bằng miệng, sử dụng thuốc có chứa chất bismuth, hút thuốc lá, vệ sinh răng miệng kém và sử dụng các loại nước súc miệng có chứa chất oxy hoá cũng là những yêú tố dẫn tới hiện tượng này.
Ngoài ra, bạn cũng không nên bỏ qua sự xuất hiện của những đốm hay mảng trắng xuất hiện trên lưỡi bởi vì có thể đó là dấu hiệu của những bệnh lý sau.
– Nấm miệng là một tình trạng đặc trưng khác do sự phát triển của các cặn trắng trên bề mặt của lưỡi hay còn gọi là bệnh nấm Candida miệng. Bệnh này thường gặp ở những người sử dụng thuốc kháng sinh hoặc uống thuốc trong một thời gian dài vì làm rối loạn sự cân bằng vi sinh vật. Việc sử dụng các loại thuốc kháng nấm thường được quy định để điều trị tình trạng này.
– Các mảng trắng hoặc xám trên lưỡi có thể là dấu hiệu của chứng Bạch sản. Sử dụng thuốc lá dài hạn được cho là một trong những yếu tố gây bệnh. Bạch sản lông miệng, một hình thức khác của chứng bạch sản, là do virus Epstein-Barr gây ra.
Vệ sinh răng miệng kém, hút thuốc lá, lạm dụng rượu, sử dụng kéo dài của một số loại thuốc, chế độ ăn uống thiếu chất, mất nước… là những nguyên nhân gây ra chứng vàng lưỡi. Do vậy, áp dụng một chế đô vệ sinh răng miệng thích hợp, và thay đổi lối sống chắc chắn sẽ giúp bạn giảm tỷ lệ mắc các vấn đề về lưỡi như thế này.