Ôm không chỉ giúp thể hiện tình cảm mà còn rất tốt cho sức khỏe trong đó ôm còn giúp tăng hệ miễn dịch cho cơ thể.
Trong thực tế, cái ôm đã được chứng minh có khả năng giảm nhịp tim, cải thiện tâm trạng tổng thể, hạ huyết áp, tăng hoạt động thần kinh, và một loạt các hiệu ứng khác có lợi.
Khi một người được ôm, mức độ thoải mái của họ tăng lên, và họ được có cảm giác những người xung quanh có thái độ trìu mến với họ. Ngoài ra, ôm cũng là một hình thức giao tiếp không bằng lời nói.
Ôm nhau dẫn đến các phản ứng sinh hóa và sinh lý. Y khoa đã chứng minh rằng tiếp xúc cơ thể trong khi ôm giúp kích thích các dây thần kinh khắp cơ thể và làm cho lượng máu lưu thông tăng lên. Vì vậy, một số trung tâm phục hồi chức năng đã sử dụng những cái ôm để kích thích các dây thần kinh và tăng lưu lượng máu trên khắp cơ thể.
Ôm kích thích tuyến ức, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch. Áp lực nhẹ nhàng lên xương ức có khả năng kích thích, kiểm soát và cân bằng việc sản xuất bạch cầu của cơ thể giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
Một lợi ích quan trọng khác của cái ôm là tác động vào trạng thái tinh thần của một cá nhân. Những người ôm thường xuyên hơn có xu hướng cởi mở hơn về cảm xúc và phát triển ý về sự gần gũi và lòng trắc ẩn với những người xung quanh.
Các nhà khoa học phát hiện ra rằng một loại hormone oxytocin – được sản xuất đưa vào máu khi bạn ôm một người thân thiết. Hormone này không chỉ làm giảm huyết áp, làm giảm căng thẳng và lo lắng mà thậm chí có thể cải thiện trí nhớ của bạn.
Oxytocin chủ yếu được tiết ra khi bạn có những tiếp xúc gần gũi với ngững người thân quen như quan hệ giữa cha mẹ, con cái và các cặp vợ chồng. Ở phụ nữ, hormone này cũng được sản xuất nhiều hơn trong quá trình mang thai và trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ để tăng tình cảm của người mẹ với em bé.