Sunday, January 19, 2025
Trang chủSức khỏePhương thuốc Đông y chữa nứt nẻ chân tay

Phương thuốc Đông y chữa nứt nẻ chân tay

Theo Đông y, tay chân nẻ nứt là biểu hiện của sự khô héo, khi khí huyết không thể nuôi dưỡng da thịt. Mùa đông, tính ấm của da thịt bị tình hàn của thời tiết xâm nhập, khiến vận mạch dưới da ngưng trệ, dẫn đến khô nẻ, đau nhói.

Chữa chứng da tay chân bị nứt nẻ

Xuyên tiêu 10-15 g, sắc, nấu lấy nước để dùng ngâm chân tay ngày 2 lần. Chờ ráo nước nơi đau, lấy tủy não lợn hoặc não dê bôi lên vết nẻ nứt một lớp mỏng. Không có tủy não lợn, dê thì có thể thay thế bằng mỡ lợn.

Đây là phương thuốc Thâm sư dùng trị tay chân nẻ nứt hiệu quả cao. Thâm sư tức Thâm Công người thời Lưu Tống Nam triều ở Trung Hoa. Xuyên tiêu vị cay, tính nóng, có tác dụng tán hàn trừ thấp, là loại dược liệu dùng xông rửa chữa trị ngứa ngáy, thấp chẩn trên da dẻ. Theo y học hiện đại, xuyên tiêu còn ức chế nhiều loại vi khuẩn và một số khuẩn da, tác dụng gây tê cục bộ nên làm giảm đau, giảm ngứa. Xuyên tiêu có thể xúc tiến sự tuần hoàn máu cục bộ ở da làm tán hàn, chữa bệnh nấm ngoài da. Ngoài ra, xuyên tiêu lại hoãn giải được đau nhói. Còn tủy não lợn hay dê hoặc mỡ làm tư nhuận da.

Chữa chứng nóng đau do tay chân nứt nẻ

Chứng này sử dụng phương “Tam vật hoàng cầm thang” trích trong bộ Thiên kim phương. Phương này thích hợp với những người có thể chất hơi khát, tay chân nứt nẻ đau nhói, nóng bỏng nhất là về đêm nên có khi không ngủ được, miệng khô, lưỡi ráo, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng dày.

Dược liệu: Hoàng cầm 6 g, khổ sâm 12 g, can đại hoàng 24 g. Cách bào chế và sử dụng: Sắc kỹ lấy nước uống trước bữa ăn, chia 3 lần trong ngày.

Nu-ne-chan-tay_2Chữa chứng khô ráo, nứt nẻ da thịt ngón tay, hai má

Được dùng từ phương “Ngọc tiết cao” trong Ngự dược viên phương. Theo Khấu Tông Thích, phương này không thể uống thường xuyên và uống quá nhiều vì sẽ gây tổn thương con người. Vì vậy, nó được dùng ở dạng cao bôi làm thuốc ngoài da là nhiều. Chế phẩm của “Ngọc tiết cao” như sau:

Bột nhẹ 12 g, định phấn (bột chì) 12 g, mật đà tăng 9 g. Tán 3 vị thuốc trên thành bột mịn. Lấy hạt nhân trắng trong tạo giác tử rồi dùng nước tương thủy (nước cất), ngâm nở mềm thành dạng cao. Sau đó dùng cao ngâm này trộn đều với bột thuốc đã tán mịn, thấy đặc sệt thành cao là được. Cất dùng dần.

Hằng ngày lấy cao này bôi lên vết nẻ nứt một lớp mỏng. Vị bột nhẹ có thể công độc, sát khuẩn, giảm ngứa và chữa được nhiều loại bệnh ngoài da, chữa lành vết sẹo bị cào xước da. Còn vị định phấn (bột chì) vị cay, tính hàn, có độc nhưng lại làm da nhẵn mịn. Mật đà tăng cũng có chất độc nên không dùng để uống, nhưng có tác dụng làm đẹp, chữa được chứng da bị sạm đen (theo Tân tu bản thảo) và còn dùng chữa mụn nhọt tiêu sưng độc (theo Bản thảo cương mục).

3 vị thuốc trên hợp lại tác dụng tốt cho thanh nhiệt, tiêu sưng, giải độc, chữa da dẻ ghẻ lở, nấm. Hạt nhân trắng trong tạo giác tử có tác dụng rất tốt với chứng mụn ghẻ ngoài da, có thể tiêu sưng tán kết; còn tương thủy lại tư dưỡng da dẻ, làm cho da dẻ trắng trẻo.

Trung y cho rằng phương này có thể chữa được da dẻ nẻ nứt, sần sùi hoặc nổi mụn nhọt, nấm ngoài da; đặc biệt trị tốt các loại bệnh ngoài da mạn và cấp tính và làm da trở lại nhẵn mịn, tươi sáng.

Đánh giá bài viết
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

BÀI VIẾT MỚI NHẤT