Để thực phẩm thịt rã đông trong nhiệt độ phòng, vi khuẩn sẽ có cơ hội tấn công nó dễ dàng. Đặc biệt, nếu không chế biến thức ăn ngay sau đó, sẽ gây ra vấn đề về sức khỏe…
Để thịt sống trong tủ lạnh quá lâu
Với thịt gia súc, gia cầm và hải sản, USDA khuyến cáo không nên để lạnh quá hai ngày. Trong khi đó, thịt nướng, đã qua chế biến có thể kéo dài thời gian bảo quản lên tới năm ngày mà không làm thất thoát quá nhiều dinh dưỡng và hương vị đặc trưng.
Làm lạnh thịt sai cách
Khi mua về, nhiều chị em thường tiện tay cho thịt vào ngăn đá để làm lạnh. Theo cách này, thịt khó có thể giữ được hương vị đặc trưng nếu để lâu. Tốt nhất, bạn nên dành chút thời gian, dùng giấy sáp hoặc giấy bạc bọc thịt lại, bịt kín rồi bảo quản.
Làm tan thực phẩm ở nhiệt độ phòng
Để thực phẩm thịt rã đông trong nhiệt độ phòng, vi khuẩn sẽ có cơ hội tấn công nó dễ dàng. Đặc biệt, nếu không chế biến thức ăn ngay sau đó, bạn dễ đối diện với các vấn đề về sức khỏe.
Thay vì để đồ ăn tự tan, bạn nên rã đông thực phẩm bằng ba thao tác nhỏ. Cụ thể, khi lấy thức ăn từ tủ đông nên bọc kín bằng túi ni lông đặt vào ngăn lạnh, chờ đến khi chúng tan đá thì nhanh chóng bắt tay vào chế biến món ăn.
Không nên rã đông thịt bằng nhiệt độ cao
Để thịt đông bên cạnh bếp hoặc ngâm vào nước sôi là phương pháp rã đông thường được mọi người áp dụng nhưng do thành phần nước trong thịt đã bị mất nên không thể ngon như lúc ban đầu.
Khi gặp nhiệt độ cao, bề mặt của thịt hình thành một lớp màng cứng, ảnh hưởng đến sự khuếch tán nhiệt độ trong miếng thịt, tạo cơ hội cho các loại vi trùng, vi khuẩn sinh sôi nảy nở, làm thịt dễ bị biến chất. Tốt nhất là nên rã đông ở nhiệt độ thường.
– Ăn thực phẩm đông lạnh đảm bảo, nguyên vẹn, biết rõ nguồn gốc, xuất xứ.
– Không nên ăn quá nhiều thực phẩm đông lạnh chế biến sẵn bởi chúng có hàm lượng muối cao.
– Nên xem kỹ hạn sử dụng và khi hộp đã mở, phải đảm bảo về nhiệt độ bảo quản sản phẩm tốt, tránh tình trạng ngộ độc.
– Không ăn thực phẩm tái đông. Bởi khi tái đông thực phẩm, vô tình đã làm cho quá trình hư hại tăng lên gấp nhiều lần. Bất kỳ tế bào nào thoát khỏi quá trình bị phá vỡ khi thực phẩm được đông lạnh lần đầu đều đứng trước nguy cơ tiếp tục bị phá vỡ lần nữa.
– Không ăn thực phẩm đông lạnh bị dính vào nhau. Những thực phẩm được đóng thành viên nhỏ như tôm, cá… khi tan đông rồi tái đông, thường bị dính lại với nhau (bình thường tôm rời từng con một). Về nguyên tắc, khi các thực phẩm đã đông lạnh rồi, sau khi xả đông thì phải chế biến và dùng ngay.
– Thực phẩm đông lạnh nhiều khi là đồ làm sẵn toàn bộ và thậm chí đã nêm muối, nên cần kỹ lưỡng khi lựa chọn, đồ ăn không muối, không đường, đặc biệt là hạn chế những thực phẩm chứa chất bảo quản.
– Đồng thời tôn trọng chế độ bảo quản cũng như quy trình làm lạnh, giã đông theo hướng dẫn sử dụng ghi trên bao bì.