Tuesday, November 19, 2024
Trang chủSức khỏeSoi vào hậu quả đáng sợ khi thường xuyên ngủ gật

Soi vào hậu quả đáng sợ khi thường xuyên ngủ gật

Thói quen ngủ gật khi không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng học tập mà còn khiến cơ thể “đình công” đấy!
Ngủ gật là “căn bệnh” không hiếm gặp ở lứa tuổi teen, sinh viên. Không chỉ làm mất mỹ quan lớp học mà nó còn khiến “khổ chủ” gặp nhiều rắc rối về sức khỏe!

Một loạt bệnh do tật ngủ gật gây ra

Ngủ gật gây ra các triệu chứng mệt mỏi cho cơ thể, có thể là đau đầu, chóng mặt, chán ăn, uể oải. Hơn nữa còn là nguy cơ dẫn tới các bệnh sau đây:

Thiếu tập trung và giảm chỉ số IQ: Ngủ gật khiến cơ thể mệt mỏi, thêm đó, giấc ngủ bị ngắt quãng khiến teen khó ngủ sâu và đủ giấc vào buổi tối. Vì thế, não bộ không thể tập trung được, làm giảm khả năng phân tích, thậm chí ảnh hưởng tới trí nhớ.

Nguy cơ tiểu đường và béo phì: Mất ngủ ảnh hướng tới hấp thu glucose, làm tăng nguy cơ  đái tháo đường. Tỉ lệ béo phì ở người thiếu ngủ hay ngủ gà ngủ gật cũng cao hơn những người ngủ đủ giấc nữa.

Vấn đề tâm lý, cảm xúc: Thiếu ngủ dĩ nhiên sẽ dẫn tới gắt gỏng, nặng hơn sẽ dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực trong đầu teen, gây ra căng thẳng, trầm cảm.

ngu-12-8

Mối nguy hại từ những tư thế ngủ sai cách

Ngủ gà ngủ gật, đứt quãng đã không tốt cho sức khỏe, nhưng ngủ trong lớp với những tư thế sau còn gây ra nhiều tác hại hơn:

Ngủ chống cằm: Chống cằm lâu sẽ khiến da vùng cằm bị chảy xệ và hình thành nhiều nếp nhăn. Thêm nữa, bạn lại đang vô tình giúp cho lũ vi khuẩn từ tay di chuyển lên da mặt đấy, nên nếu có nổi mụn vùng này thì cũng đừng ngạc nhiên nhé!

Ngủ gục mặt xuống bàn: Ngủ trong tư thế ngồi khiến máu không lưu thông, dẫn tới tê chân. Đồng thời, gục mặt xuống bàn làm chèn ép ngực, ảnh hưởng hô hấp, gây ra áp lực lên tim, phổi.

Ngủ đè lên cánh tay: Ngủ đè lên cánh tay làm các dây thần kinh bị chèn ép, khiến tay bị tê. Mắt đè lên bàn tay làm nhãn cầu bị dồn ép, khiến đau nhức mắt khi tỉnh dậy. Hơn nữa, ở tư thế này còn khiến khí lạnh dễ xâm nhập cơ thể và gây ra các bệnh về đường hô hấp.

ngu-12-8-1

Bí quyết giúp chống lại thói quen ngủ gật

Đầu tiên bạn cần tập thói quen ngủ đủ giấc vào buổi tối (6-8 tiếng, ngủ trước 12h khuya) và ngủ trưa (30 phút hàng ngày) Bên cạnh đó, nên chú ý tới thực đơn hàng ngày, cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho bữa sáng để cơ thể không bị oải vào giữa ngày. Tuyệt đối không được bỏ bữa sáng, vì cơ thể thiếu năng lượng sẽ dẫn đến việc buồn ngủ nhiều hơn.

Ngoài ra, phải tăng cường luyện tập thể dục, không chỉ giúp chúng ta khỏe hơn mà còn làm xua tan cơn buồn ngủ “vô duyên” buổi sáng nữa. Tránh các chất kích thích thần kinh như cà phê, nước có ga, bia, rượu,… Còn khi ngủ gật đã hình thành như một triệu chứng bệnh lý, luôn muốn ngủ dù đã ngủ đủ giấc vào hôm trước, hãy đi khám bác sĩ bởi bạn có nguy cơ mắc bệnh về tuyến giáp hay đái tháo đường rồi đấy!

Đánh giá bài viết
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

BÀI VIẾT MỚI NHẤT