Hồng có hàm lượng beta caroten cao, các hợp chất như sorbitol và axit betulinic được nghiên cứu có tác dụng kháng ung thư.
Y học truyền thống Trung Quốc cho rằng quả hồng có vị ngọt, chát, tính hàn. Quả hồng vị ngọt chát, tính hàn, vô độc; cuống hồng vị chát, tính bình, thông kinh mạch phổi, tì ( lá nách), thận, đại tràng; có tác dụng thanh nhiệt khứ táo, nhuận phế tiêu đờm, nhuyễn kiên, chỉ khát sinh tân, kiện tì, trị lị, chỉ huyết v.v… có thể giúp giảm táo bón, đau nhức do bệnh trĩ hoặc các chứng bệnh như là xuất huyết, ho khan, đau họng, huyết áp cao v.v…
Ngăn ngừa các bệnh tim mạch
Quả hồng chứa nhiều đường, hầu hết là đường glucose và fructose, giúp các mạch máu lưu thông, làm khỏe các cơ tim mà vẫn duy trì được lượng đường máu ở mức bình thường.
Ngừa bệnh ung thư
Vì hồng có hàm lượng beta caroten cao, các hợp chất như sibutol và axit betulinic được nghiên cứu có tác dụng kháng ung thư.
Chống lão hóa
Một nghiên cứu mới tại Nhật Bản đã chứng minh tác dụng chống lão hóa của hồng nhờ nhóm hợp chất proan – thocyanidin có nhiều trong lớp vỏ, giúp bảo vệ tế bào không bị oxy hóa, củng cố thị lực.
Hồng còn có tác dụng cải thiện hệ tiêu hóa. Với lượng chất xơ và tannin dồi dào, quả hồng có tác động tích cực đến quá trình hoạt động của nhu động ruột, giúp ngừa tiêu chảy một cách hữu hiệu.
Cải thiện thị lực
Trái hồng cũng chứa một lượng đáng kể vitamin A, có tác dụng cải thiện thị lực. Bạn có thể đưa trái hồng vào thực đơn ăn uống mỗi ngày để giúp “cửa sổ tâm hồn” của mình luôn khỏe đẹp.
Tăng cường hệ miễn dịch
Quả hồng có chứa rất nhiều vitamin C, một chất chống ôxy hóa mạnh nếu được hấp thu vào cơ thể thường xuyên sẽ có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch. Do đó, bạn có thể ăn hồng thường xuyên để phòng ngừa và điều trị một số bệnh thông thường như cảm lạnh, cảm cúm, nhiễm trùng phổi, hen suyễn…’