Monday, January 20, 2025
Trang chủSức khỏeTriệu chứng bệnh tay chân miệng, phụ huynh cần lưu ý

Triệu chứng bệnh tay chân miệng, phụ huynh cần lưu ý

Tay chân miệng là một trong những dịch bệnh nguy hiểm, có thể gây tử vong cao và sẽ tăng cao vào tháng 4 – 5 này.

Do đó, việc phát hiện các triệu chứng bệnh và ngăn chặn dịch trở nên cấp thiết.

benh-tay-chan-mieng

Triệu chứng bệnh tay chân miệng

Triệu chứng bắt đầu xuất hiện sau khi nhiễm virus từ 3 – 6 ngày. Biểu hiện sớm nhất của bệnh là mệt mỏi, sốt nhẹ (38 – 38,5 độ C), đau họng, sổ mũi diễn ra trong vài ngày.

Sau đó bệnh chuyển sang giai đoạn toàn phát. Đầu tiên là sự xuất hiện các mụn nước ở niêm mạc miệng, thường là ở mặt trong má, lợi, mặt bên của lưỡi; các mụn nước có kích thước nhỏ (2 – 3mm) nằm trên một nền niêm mạc viêm đỏ. Các mụn nước trong miệng thường dập vỡ rất nhanh tạo ra các vết trợt loét rất đau rát làm bệnh nhân khó ăn uống.

Bệnh tay chân miệng xảy ra quanh năm, tăng cao từ tháng 2 – tháng 4 và từ tháng 9 đến tháng 12 trong năm.

Tiếp theo, xuất hiện các mụn nước, bọng nước ở bàn chân, bàn tay, đôi khi gặp cả mụn nước, bọng nước ở mông. Các mụn nước, bọng nước này thường không gây đau rát; chúng tồn tại trong vòng 7 đến 10 ngày rồi xẹp xuống và tự mất đi kể cả khi không được điều trị. Bệnh nhân có khả năng lây bệnh cho người khác qua đường hô hấp trong 1 tuần đầu bị bệnh. Bệnh nhân còn có khả năng đào thải virus qua phân trong vòng vài tuần sau.

Sau khi khỏi bệnh, cơ thể bệnh nhân có miễn dịch với chủng virus gây bệnh, nhưng một người có thể bị bệnh tay chân miệng nhiều lần nếu lần sau bị nhiễm các chủng virus khác với những lần trước. Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 10 tuổi, tuy nhiên người lớn chưa có miễn dịch với bệnh cũng có thể mắc bệnh.

Biểu hiện của bệnh

Bệnh tay chân miệng do siêu vi trùng đường ruột thuộc nhóm Coxasackieviruses và Enterovirus 71 gây ra. Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, gặp nhiều nhất là ở trẻ dưới 3 tuổi.

Bệnh xảy ra quanh năm, tăng cao từ tháng 2 – tháng 4 và từ tháng 9 đến tháng 12 trong năm. Bệnh lây nhanh từ trẻ này sang trẻ khác từ các chất tiết mũi, miệng, phân, nước bọt.

Các biểu hiện chính của bệnh như sau:

– Thời gian ủ bệnh: Từ 3 – 6 ngày.

– Sốt: Có thể sốt nhẹ thoáng qua, cũng có thể sốt cao tới 39 – 40 độ C.

– Đau họng, chảy nước bọt liên tục.

– Biếng ăn hoặc bỏ ăn.

– Khó ngủ, quấy khóc, run chi, giật mình nhiều một cách bất thường.

– Sang thương da, niêm chủ yếu nằm ở miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối mông.

– Sang thương ở miệng, đa số là những vết loét đỏ (do các bóng nước vỡ ra), đường kính 2 – 3 mm ở vòm họng, niêm mạc má, nướu răng, lưỡi.

– Sang thương ở da, thường là bóng nước, có đường kính 2 – 10 mm, hình bầu dục hoặc hơi tròn, nổi cộm hay ẩn dưới da trên nền hồng ban, không đau, khi bóng nước khô để lại vết thâm trên da.

Chú ý: Có một số trường hợp không điển hình chỉ có loét miệng, sang thương da rất ít hoặc không rõ ràng dạng bóng nước, mà chỉ là dạng chấm hoặc hồng ban.

Điều trị bệnh tay chân miệng

Cần đưa bệnh nhân đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế chuyên khoa da liễu hoặc truyền nhiễm, không được tự mua thuốc điều trị để tránh các biến chứng.

Hiện không có thuốc đặc hiệu diệt virus gây bệnh tay chân miệng. Các biện pháp điều trị chủ yếu là chăm sóc bệnh nhân. Cho bệnh nhân dùng các loại thuốc hạ sốt, giảm đau; bù đủ nước cho bệnh nhân nếu có sốt cao. Bệnh nhân cần được ăn đủ dinh dưỡng, ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu; vệ sinh miệng thường xuyên bằng các dung dịch sát khuẩn. Tại các thương tổn ngoài da, bôi các dung dịch sát khuẩn để tránh bội nhiễm. Khi có biến chứng viêm não, màng não, viêm cơ tim, viêm phổi phải nhập viện để có biện pháp điều trị tích cực.

Với những trường hợp mắc bệnh nhẹ (độ I) thì có thể điều trị tại nhà theo sự chỉ dẫn của thầy thuốc. Khi có một trong các triệu chứng sau: Sốt cao trên 39 độ C, giật mình liên tục, chới với, quấy khóc, bứt rứt, co giật thì người nhà cần đưa bé vào bệnh viện ngay.

Đánh giá bài viết
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

BÀI VIẾT MỚI NHẤT