Sunday, January 19, 2025
Trang chủSức khỏeVì sao ăn hoài mà không tăng cân?

Vì sao ăn hoài mà không tăng cân?

Ăn khỏe, ăn nhiều bữa, song nhiều người không thể nào tăng cân còn cơ thể thì luôn trong tình trạng “dơ xương”. Nguyên nhân do khả năng hấp thụ kém, hay còn vì những lý do nào khác?

LyDoKhongTangCan

Yếu tố di truyền

Yếu tố di truyền hay chính là việc cơ thể kháng lại sự tăng cân. Các nhà khoa học chỉ ra rằng cân nặng của mỗi người cũng được quy định bởi yếu tố di truyền.

Yếu tố di truyền tác động đến các yếu tố nội tiết tố, chuyển hóa cơ bản, khẩu vị, do đó, chúng giúp duy trì cân nặng của mỗi người ở một mức được định sẵn bất chấp mọi nỗ lực làm tăng cân hay giảm cân.

Sự tác động này bao gồm tác động làm tuyến nội tiết tố tăng trưởng nhiều hơn, từ đó tăng đốt năng lượng chống tích tụ mỡ. Chúng cũng tạo nên một cơ chế tự nhiên báo cho chủ nhân khi họ ăn một lượng thực phẩm nhất định thì họ sẽ có cảm giác no, giúp họ không bao giờ ăn vượt quá giới hạn để dẫn đến việc tăng cân.

Ăn ít hoặc hấp thụ kém

Thường xuyên ăn ít hơn so với nhu cầu năng lượng mà cơ thể đòi hỏi, khiến cơ thể bạn rơi vào tình trạng thiếu năng lượng. Ngoài ra, chế độ ăn không hợp lý: ăn uống thất thường, kiêng khem quá mức, chế độ ăn nghèo nàn không phong phú… cũng là những lý do khiến bạn không thể tăng cân. Những người dễ bị gầy thường có thói quen không ăn được chất béo, hoặc rất sợ chất béo như: không ăn được thịt mỡ, bơ, không thích ăn đồ xào rán.

Hệ tiêu hóa hoạt động không tốt là một lý do lớn khiến nhiều người gầy khó tăng cân. Điều này có thể do các lợi khuẩn đường ruột hoạt động không tốt hoặc một số các bệnh mà đường tiêu hoá đang gặp phải. Đây cũng là một sự cản trở cho quá trình hấp thu và chuyển hoá thức ăn mà người gầy ăn vào mỗi ngày.

Do mắc bệnh chuyển hóa hoặc bệnh ở đường tiêu hóa

Thực ra, yếu tố di truyền không tác động quá nhiều đến việc tăng hay giảm cân của cơ thể, quan trọng vẫn là dinh dưỡng và khả năng hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể. Vì vậy, những người ăn nhiều mà không tăng cân, trước hết nên đi khám sức khỏe tổng quá. Bởi vì rất có thể bạn bị một chứng bệnh nào đó ở đường tiêu hóa có thể ảnh hưởng đến việc tăng cân như bệnh đường ruột, dạ dày tá tràng…

Bệnh ở đường tiêu hóa thường gây đau bụng, tiêu chảy thường xuyên, ăn uống khó tiêu, đau dạ dày… những bệnh này khiến cơ thể kém hấp thu, nên không thể sản sinh năng lượng tích trữ dù ăn rất nhiều.

Bổ sung dinh dưỡng không cân đối

Nhiều người gầy quan niệm “ăn nhiều thịt, mỡ, sữa, ít rau, quả…” để giúp tăng cân nhanh. Việc bổ sung dinh dưỡng là yếu tố vô cùng quan trọng trong quá trình tăng cân, tuy nhiên các chất dinh dưỡng bổ sung cần cân đối và hợp lý.

Hàng ngày, cơ thể người gầy cần được cung cấp một lượng năng lượng lớn, cùng tổng thể tất cả các chất dinh dưỡng: đạm, chất béo, tinh bột, vitamin, chất khoáng và các chất chống oxi hoá. Để đảm bảo cho chế độ dinh dưỡng này, người gầy cần ăn rất nhiều các loại thực phẩm khác nhau trong bữa ăn từ thịt, cá, sữa, rau xanh, hoa quả….

Tuy nhiên, để ăn đủ tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết này là điều không dễ với một số người có cuộc sống hay công việc quá bận rộn hoặc ăn được ít.

Mất ngủ, thiếu ngủ

Thường xuyên thức khuya hoặc ngủ quá ít (không đủ 7-8 tiếng mỗi đêm) sẽ khiến cơ thể suy nhược. Đơn giản vì khi bạn thức, cơ thể tiêu hao nhiều năng lượng hơn là khi bạn ngủ.

Nếu bạn vừa trải qua một đợt ốm hoặc do công việc bận rộn nên không có thời gian chăm sóc bản thân, điều này sẽ làm cho cơ thể bạn nhiễm một số những chất độc hại từ việc sinh hoạt hàng ngày gây ra. Như vậy, lúc đó cơ thể bạn sẽ mệt mỏi, sức đề khánh kém dẫn đến những ảnh hưởng xấu cho việc muốn tăng cân của bạn.

Công việc ít vận động hoặc lao động năng, áp lực cao

Theo các chuyên gia, để tăng cân, người gầy cần bổ sung các chất dinh dưỡng và năng lượng nhiều hơn năng lượng mà tiêu hao trong các hoạt động hàng ngày. Theo đó, nhiều người gầy rất hạn chế vận động để tránh tiêu hao năng lượng với mục đích béo nhanh. Tuy nhiên, việc lười vận động không giúp được nhiều như họ mong muốn, mà còn làm cơ thể uể oải, kém săn chắc, giảm cảm giác thèm ăn.

Đồng thời, với công việc lao động cường độ cao, áp lực lớn, ít thời gian nghỉ ngơi cũng sẽ gây cảm giác mệt mỏi, ức chế thần kinh và làm giảm cảm giác ngon miệng ở người gầy. Do đó, để hỗ trợ cho quá trình tăng cân, người gầy nên áp dụng cho mình một chế độ vận động phù hợp, tìm kiếm các cách giải trí, nghỉ ngơi phù hợp để giảm sự căng thẳng của bộ não.

Tăng cân, cách nào?

Những người gầy muốn cải thiện trọng lượng cơ thể cần phải đi tìm nguồn gốc của việc không thể tăng cân. Nếu lý do nằm ở vấn đề hấp thụ thì có thể điều chỉnh bằng men tiêu hóa.

Ngoài ra, cần phải xem bạn có vấn đề về rối loạn giấc ngủ hay không. Những người ngủ ít, khó ngủ, giấc ngủ không sâu, hay thức giấc thường cũng không thể béo, dù có ăn nhiều cỡ nào. Đơn giản là khi cơ thể ở trong trạng thái ngủ, chuyển hóa cơ bản ở mức thấp nhất.

Nếu nguyên nhân không nằm trong các lý do trên, những người gầy triền miên nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được đo chuyển hóa cơ bản. Nếu bạn là người có chuyển hóa cơ bản cao thì không cách gì có thể cải thiện được trọng lượng cơ thể.

Đánh giá bài viết
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

BÀI VIẾT MỚI NHẤT