Sunday, January 19, 2025
Trang chủNhiếp ảnh4 loại kính lọc nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp cần có

4 loại kính lọc nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp cần có

Bây giờ mọi người thường sử dụng phần mềm chỉnh ảnh để chỉnh sửa hình ảnh kỹ thuật số của họ. Nhiều người cho rằng các bộ kính lọc rất đắt tiền. Trong khi một số hiệu ứng lọc dễ đem lại hiệu quả nhờ các công cụ xử lý ảnh (digital darkroom) thì các hiệu ứng khác lại được tạo ra dễ dàng hơn với các bộ lọc thực tế.

Nếu bạn thích dành thời gian với chiếc máy ảnh của bạn chứ không phải là con chuột máy tính thì hãy xem bốn bộ lọc thiết yếu này.

1. Kính lọc UV

kinh-loc_27.09.14_1

Kính UV giúp chống hơi nước muối khi làm việc gần biển

Hãy coi bộ kính lọc UV như kính lọc mặc định luôn luôn nằm ở mặt trước ống kính của bạn mọi lúc mọi nơi. Ban đầu, bộ kính lọc UV được thiết kế để loại bỏ lớp mờ gây ra bởi ánh sáng cực tím phản chiếu bụi trong không khí. Các máy ảnh kỹ thuật số hiện đại đã có khả năng tự loại bỏ các tia cực tím, do đó, về mặt này, bộ kính lọc UV không có tác dụng. Nhiệm vụ của kính UV là bảo vệ ống kính của bạn khỏi va chạm và trầy xước. Thay một kính UV rẻ hơn nhiều so với thay một ống kính.

2. Kính lọc phân cực tròn (Circular Polarizing Filter)

Bộ kính lọc phân cực tròn làm bầu trời xanh và màu đậm có chiều sâu hơn. Chúng rất cần để chụp ảnh ngoài trời, đặc biệt vào những ngày nắng. Kính phân cực cũng làm giảm sự phản chiếu trên bề mặt nước và thuỷ tinh, nói chung là làm giảm độ chói. Ưu điểm lớn nhất của kính lọc phân cực tròn là bạn có thể chỉnh hiệu ứng bằng cách xoay ở mặt trước ống kính của bạn. Điều đó có nghĩa bạn có thể thỏa sức sáng tạo với các hiệu ứng và quyết định hiệu ứng nào tuyệt nhất cho mỗi bức hình.

Một bộ lọc phân cực làm việc hiệu quả nhất khi được sử dụng đúng góc so với mặt trời. Nó rất nhạy ánh sáng nên có thể bạn cần phải sử dụng chân máy nếu chụp phong cảnh với một bộ lọc này. Dù sao sử dụng chân máy để chụp phong cảnh luôn luôn là một ý tưởng tốt! Hiệu ứng chiều sâu màu sắc của bộ lọc phân cực rất khó để tạo trong công cụ xử lý ảnh (digital darkroom).

3. Kính lọc ND (Neutral Density filter)

kinh-loc_27.09.14_2

Một bộ kính lọc ND giúp làm rõ nét bức ảnh của bạn bằng cách giảm một tỷ lệ ánh sáng. Việc các nhà nhiếp ảnh gia dành phần lớn thời gian của mình theo đuổi ánh sáng có vẻ là một điều điên rồ. Tuy nhiên kính lọc ND cực kỳ hữu ích cho cả các nhiếp ảnh gia chụp phong cảnh và du lịch. Sử dụng một bộ lọc ND cho phép bạn giảm đủ lượng ánh sáng để tạo ra hiệu ứng chuyển động mờ trong suốt cả ngày.

Điều này có nghĩa là bạn có thể chụp ảnh chuyển động với hiệu ứng mờ khi hành khách đang xuống xe lửa, hoặc hình ảnh đám đông tại một lễ hội. Với phong cảnh, hãy sử dụng kính ND để chụp sóng và dòng chảy chuyển động với hiệu ứng mờ. Kính lọc ND cũng cho phép bạn giảm chiều sâu của trường ảnh và chụp được hiệu ứng bokeh tuyệt đẹp với các hiệu ứng của ánh sáng.

4. Kính lọc GND (Graduated Neutral Density)

kinh-loc_27.09.14_3

Kính lọc GND là bộ kính lọc hình vuông lớn rất quan trọng trong chụp phong cảnh với điều kiện ánh sáng khó khăn. Nửa trên của kính lọc GND có màu nâu và hoạt động như một bộ lọc ND bình thường, ngăn chặn một phần ánh sáng. Nửa dưới tương tự như một kính UV và không có tác dụng giảm ánh sáng. Hai phần chuyển tiếp với nhau dần dần.

Kính lọc GND cho phép bạn cân bằng ánh sáng và làm rõ nét tiền cảnh hơn mà không cần phải sử dụng nhiều kỹ thuật phơi sáng và phần mềm chỉnh sửa ảnh. Để sử dụng bộ lọc GND, bạn chỉ cần chỉnh vùng chuyển tiếp cho phù hợp với đường chân trời và tiến hành chụp. Bạn có thể tự giữ kính lọc ở mặt trước ống kính hoặc mua một dụng cụ giữ bộ kính lọc chuyên dụng.

Theo Womanitely

Đánh giá bài viết
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

BÀI VIẾT MỚI NHẤT