Chăm sóc da, dưỡng da không đúng cách sẽ khiến cho làn da bị tổn hại nghiêm trọng.
Đặc quyền của phụ nữ là… đẹp. Đấy cũng là lý do tại sao phái đẹp chúng ta luôn sẵn sàng đánh đổi thời gian, công sức cho những bộ cánh hợp dáng, những món phụ kiện điệu đà hay những loại mỹ phẩm đắt tiền. Và tất nhiên, dưỡng da chính là một phần quan trọng trong số đó. Các quý cô say sưa, thậm chí “phát cuồng” để học tập những phương pháp mang tới làn da không tì vết đáng mơ ước. Nhưng có một số những sai lầm trong cách dưỡng da mà không phải quý cô nào cũng biết.
Sản phẩm chống nắng SPF 30 bảo vệ da gấp đôi SPF 15 – Sai
Sự thật là SPF 30 chỉ bảo vệ làn da bạn khỏi ánh nắng mặt trời cao hơn 4% so với sản phẩm có chỉ số SPF 15. Tương tự như vậy, sản phẩm SPF 45 chỉ “nhỉnh” hơn SPF 30 với con số ít ỏi 2% về tác dụng.
Do vậy, bí mật thực sự để bảo vệ làn da khỏi lão hoá dưới tiêu UV độc hại là thoa lại thường xuyên và rộng khắp trên bề mặt da. Ngoài ra, nếu da bạn nhạy cảm và dễ bị mụn thì đừng quên chọn lựa công thức chống nắng có thành phần oxit kẽm để tránh làm tắc nghẽn lỗ chân lông và chống viêm hiệu quả nhé.
Lão hóa da hoàn toàn do di truyền – Và không thể bị chậm lại – Sai
Bạn có nghĩ rằng nếu mẹ hay bà của bạn có một làn da đẹp thì cũng có nghĩa rằng bạn hoàn toàn yên tâm với làn da của mình? Xin thưa rằng điều này chỉ đúng vỏn vẹn 30%. Bởi 70% còn lại là do bạn cả. Cụ thể hơn, nó phụ thuộc vào thói quen chăm sóc da và lối sống của bạn.
Bạn biết đấy, đẹp da đòi hỏi một sự cam kết chứ không phải một phép lạ. Vì vậy, để làn da mơ ước không nằm xa tầm với, hãy thực hiện một chế độ sống lành mạnh, giảm stress, ăn các thực phẩm giàu Vitamin, tránh hút thuốc, phơi nắng và đặc biệt là đừng bao giờ quên mang kem chống nắng trong túi xách.
Kem chống nắng là không cần thiết trong mùa đông – Sai
Hầu hết mọi người đều biết kem chống nắng thoa vào mùa hè hoặc khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Vậy còn vào những ngày đông ảm đạm thì sao? Xin thưa rằng bạn vẫn cần kem chống nắng.
Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, có 78% các tổn hại của da được phát sinh từ những lúc bạn không hề tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp: đó là khi ngồi sau tay lái, đang đi dạo trên con đường không-hề-có-ánh-nắng hay thậm chí là làm việc gần khung cửa sổ. Giờ thì bạn đã biết mình phải làm gì để trở thành “dũng sĩ diệt nếp nhăn” rồi đúng không?
Thành phần mỹ phẩm nói cho bạn biết công dụng của sản phẩm – Không hoàn toàn đúng
Là một người tiêu dùng thông minh, việc nhìn vào danh sách thành phần các thành phần sẽ giúp bạn đoán biết được phần nào công dụng của loại mỹ phẩm. Tuy nhiên, đó chỉ là một phần của bức tranh. Bởi công dụng còn phụ thuộc phần lớn vào tỉ lệ phần trăm các thành phần kết hợp với nhau nữa. Và thật không may, bạn sẽ không bao giờ biết được điều này trừ khi chính bạn là nhà sản xuất hoặc một nhà nghiên cứu.
Vì vậy, đừng vì nhìn thấy một cái tên xa lạ hoặc… khó phát âm để lập tức đánh đồng rằng loại mỹ phẩm này có thể gây nguy hại. Hãy thử nghe Pseudopterogorgia elisabethae, Dipotassium Glycyrrhizate hay Mgnesium ascorbyl phosphate, phát âm cực kì phức tạp nhưng lại có tác dụng “thần kỳ” cho da đấy nhé!
Vậy để trở thành một người tiêu dùng thông minh, sau khi nghe chuyên da tư vấn, hãy sử dụng sản phẩm ở phần da viền xương hàm. Và nhớ là sử dụng đều đặn ít nhất 3 ngày để đưa ra nhận định về sản phẩm.
Vết nám, tàn nhang hoàn toàn là kết quả của ánh nắng mặt trời – Sai
Lý do duy nhất của những sắc tố đen trên khuôn mặt bạn không hoàn toàn là do “tội lỗi” của tia UV. Chúng có thể sinh ra do nhiệt hoặc hormone của bạn. Những lý do phổ biến như trong thời kỳ mang thai, mãn kinh, uống thuốc tránh thai, do nhiệt độ mùa hè (mặc dù bạn đã “che chắn” rất cẩn thận) hoặc thậm chí là do hơi nóng của phòng xông hơi cũng sẽ kích thích các sắc tố sẫm màu hình thành.
Lời khuyên để đẩy lùi những vết đen đáng ghét là thoa kem chống nắng thường xuyên và tiếp nạp Vitamin C mỗi ngày để giữ cho làn da mát mẻ và trắng sáng. Ngoài ra, nếu bạn đang sở hữu làn da bị nám hay tàn nhang nặng, hãy giảm thiểu cọ xát lên mặt với cọ rửa mặt mà chỉ dừng lại ở mức 2 ngày/lần thôi nhé.