Tuesday, November 5, 2024
Trang chủNhiếp ảnhThủ thuật chụp ảnh bằng điện thoại

Thủ thuật chụp ảnh bằng điện thoại

Sở hữu một chiếc điện thoại với camera nhiều “chấm” là bạn đã có thể tạo ra các tác phẩm để đời. Nó phụ thuộc phần lớn vào khả năng cũng như kinh nghiệm sử dụng của bạn. Dưới đây là 10 mẹo nhỏ có thể giúp bạn chụp ảnh đẹp hơn trên smartphone.

1. Giữ chắc tay khi chụp ảnh bằng điện thoại

Hầu hết các smartphone tầm trung đến cao cấp mới ra mắt gần đây cho tốc độ chụp hình khá nhanh. Tuy nhiên, camera của những điện thoại giá rẻ hoặc có tuổi đời cao lại khó có thể đạt được tốc độ bắt hình nhanh cần thiết. Thông thường, camera của các thiết bị này chỉ bắt hình sau khoảng vài giây kể từ khi người dùng ấn nút chụp. Không nắm rõ quy luật này, chúng ta có thể vô tình rung tay khiến cho các bức ảnh trên điện thoại thường thiếu độ sắc nét và rất dễ bị mờ.

chup-anh-bang-dien-thoai_17.03.04_1

Chính vì vậy, những người hay chụp ảnh bằng điện thoại nên tập dần thói quen giữ chắc tay khi chụp để hạn chế những tác phẩm không mong muốn. Ngoài ra, nên chú ý tới khoảng thời gian bắt hình của máy nhanh hay chậm. Camera điện thoại có tốc độ bắt hình chậm, khi chụp ảnh ta nên chú ý giữ chắc máy thêm khoảng vài giây sau khi bấm chụp ảnh. Ta cũng nên chú ý tới điểm cần lấy nét. Đa phần điện thoại hiện nay đều canh nét tự động ở giữa bức ảnh. Nếu không cẩn thận chúng ta sẽ lấy nét không đúng vào đối tượng cần chụp.

2. Không sử dụng chức năng zoom

Mặc dù nhiều máy ảnh di động hiện nay có chức năng zoom nhưng bạn nên tránh sử dụng chúng. Khác với chức năng zoom trên máy ảnh truyền thống, việc phóng to trên điện thoại di động sẽ làm giảm chất lượng bức ảnh chụp. Do đó, để chụp được bức ảnh có chất lượng cao nhất, bạn nên chụp những gì bạn nhìn thấy trên màn hình.

chup-anh-bang-dien-thoai_17.03.04_2

3. Chọn độ phân giải ảnh và tỷ lệ màn chụp hợp lý

Đa phần các dòng smartphone hiện nay đều sử dụng tỷ lệ màn chụp 4:3 truyền thống. Mặc dù vậy, cũng có một số thiết bị như Motorola Moto X, Droid Ultra và HTC One sử dụng cảm biến hình ảnh tỷ lệ 16:9 với ảnh chụp mặc định có góc khá “rộng”. Do đó bạn cần lưu ý để lựa chọn tỷ lệ cũng như độ phân giải hợp lý để đem đến các khung hình có bố cục khớp với khung hình của máy.

chup-anh-bang-dien-thoai_17.03.04_3

4. Vệ sinh ống kính thường xuyên

Có khá nhiều dòng điện thoại sở hữu thiết kế camera lồi do kích thước cảm biến lớn. Với kiểu sắp đặt này, ống kính camera của điện thoại sẽ rất dễ bị xước và bám bụi. Do vậy, để cho ra những tác phẩm nhiếp ảnh để đời từ điện thoại, chúng ta nên tránh để ống kính camera bị xước xát quá nhiều cũng như lau sạch bề mặt này trước khi chụp. Bằng không, đừng hỏi vì sao những bức ảnh bạn chụp ra lại có “hiệu ứng mờ ảo” khá khó chịu.

chup-anh-bang-dien-thoai_17.03.04_4

5. Lấy nét chuẩn

Ảnh của bạn sẽ đẹp 100% nếu bạn dùng kỹ thuật này. Với ứng dụng máy ảnh mặc định sẵn, bạn có thể bấm hay giữ trên màn hình để thiết lập điểm cần lấy nét.

chup-anh-bang-dien-thoai_17.03.04_5

6. Quy tắc Một phần ba

Hãy tưởng tượng rằng bức ảnh của bạn được chia thành 9 phần, bởi 2 đường kẻ dọc và 2 đường kẻ ngang. Trong quy tắc Một phần ba, bạn nên đặt các phần quan trọng của khung cảnh dọc theo các đường kẻ, hoặc ở các điểm mà chúng giao nhau.

chup-anh-bang-dien-thoai_17.03.04_6

Khi thực hiện điều đó, bức ảnh sẽ có thêm sự cân bằng và thú vị. Một số máy ảnh có sẵn tính năng hiển thị các đường kẻ trên màn hình LCD, để bạn dễ dàng áp dụng quy tắc này.

7. Làm chủ các tính năng thông minh của ứng dụng camera

Hầu hết các dòng smartphone từ tầm trung cấp trở lên đều trang bị ứng dụng chụp hình với nhiều tính năng đi kèm. Một số có thể được sử dụng để xóa đối tượng chuyển động trong khung hoặc thêm các hiệu ứng ấn tượng. Tùy vào đối tượng, thời điểm chụp, bố cục, ánh sáng bạn cũng có thể chọn các chế độ tương thích như chụp nhanh, panorama, chế độ chụp đêm… để tạo ra một tổng thể hài hòa nhất có thể.

chup-anh-bang-dien-thoai_17.03.04_7

8. Nền của ảnh
Đã bao nhiêu lần bạn xem ảnh mình chụp và thấy rằng bức ảnh thiếu ấn tượng, bởi chủ thể bị lẫn vào một nền có quá nhiều đối tượng đằng sau? Mắt người có thể nhận biết rất nhanh các yếu tố bị lẫn vào nhau, nhưng máy ảnh lại có xu hướng làm bẹt phần nền ở phía trước và phía sau, và điều này có thể làm hỏng một bức ảnh đẹp. Rất may là bạn có thể dễ dàng khắc phục vấn đề này ngay khi chụp, hãy chụp ảnh trên một nền đơn sắc và không gây chú ý, để người xem hoàn toàn tập trung vào chủ thể chính của ảnh.

chup-anh-bang-dien-thoai_17.03.04_8

9. Chụp càng nhiều tấm với cùng một cảnh càng tốt

Việc chụp nhiều tấm ảnh với cùng một cảnh sẽ cho bạn cơ hội chọn ra được tấm ảnh ưng ý nhất trong loạt ảnh cùng cảnh. Nhiều lúc, bạn cứ nghĩ “bấm một phát” là xong, thế nhưng sau đó xem lại, bức ảnh vừa chụp có thể bị lỗi nhỏ nào đó (rung, mờ hay đối tượng chụp bị nhắm mắt, thường gặp nhất, đặc biệt khi phải chụp đông người), muốn chụp lại không được. Tất cả những người chụp ảnh (chuyên nghiệp, nghiệp dư) đều phải tuân thủ điều này nếu muốn có được bức ảnh đẹp.

chup-anh-bang-dien-thoai_17.03.04_9

10. Sử dụng nhiều tùy chọn chụp ảnh cũng như các bộ lọc hình ảnh

Ứng dụng chụp ảnh trên các smartphone thường cung cấp rất nhiều tùy chọn phù hợp với từng khung cảnh khác nhau. Chính vì thế mà bạn nên tận dụng tối đa những tùy chọn như độ sáng, độ tương phản hoặc độ nét thay vì sử dụng tùy chọn mặc định vì không phải lúc nào tự động cũng là tốt. Cách thức tùy chỉnh này còn giúp tăng khả năng sáng tạo của bạn và bức ảnh cũng trở nên có hồn hơn.

chup-anh-bang-dien-thoai_17.03.04_10

Ngoài ra, việc áp dụng những bộ lọc hình ảnh cũng là thủ thuật đơn giản, nhanh gọn để biến tấu những tấm hình chụp từ camera điện thoại ấn tượng hơn. Có khá nhiều ứng dụng miễn phí từ bên thứ 3 mà bạn có thể sử dụng để thổi hồn vào các tác phẩm của mình như Instagram, Photoshop, TiltShift Generator, Vintique, Picfx, Luminance hay Aviary. Nên nhớ rằng không phải lúc nào bạn cũng hội tụ đủ những điều kiện cần thiết để có một tấm ảnh ưng ý, vì vậy các phần mềm chỉnh sửa là biện pháp đơn giản nhưng rất hữu hiệu.

Đánh giá bài viết
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

BÀI VIẾT MỚI NHẤT